Giải đáp: Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Khoai tây được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn, qua bàn tay chế biến của các bà nội trợ đã mang đến những món ăn ngon, bổ dưỡng, và rất giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có ăn được không

Bạn mua khoai tây về ăn, tuy nhiên do mua quá nhiều mà ăn không hết, sau một thời gian những củ khoai tây bị mọc mầm. Bạn định chế biến, nhưng lại không biết khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Theo các chuyên gia, thì củ khoai tây quá già, các chất dinh dưỡng tinh bột bên trong củ khoai tây được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit hay còn gọi là solanime và chconine- alpha.

Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Nếu củ vỏ khoai tây có màu xanh lá, và mọc mầm sẽ rất độc, và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Do vậy, khi thấy những củ khoai tây bị mọc mầm, tốt nhất bạn nên bỏ đi chứ đừng sử dụng. Nếu như không muốn bị ngộ độc và những ảnh hưởng đe dọa đến sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu ngộ độc khoai tây

Dấu hiệu ngộ độc khoai tây

Ngoài thông tin khoai tây mọc mầm có ăn được không, chúng ta cần tìm hiểu một số những dấu hiệu cảnh báo khi bị ngộ độc thực phẩm này.

Ngộ độc khoai tây xảy ra, khi bạn ăn những củ khoai tây bị mọc mầm, hay có vỏ xanh. Trong trường hợp bạn ăn ít thì sẽ gây ra những triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, và tiêu chảy.

Còn với những trường hợp ngộ độc nặng hơn, thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm, đau bụng, nhìn kém…

Do vậy, khi thấy những triệu chứng bất thường như nêu trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện ngay để bác sỹ thăm khám, kiểm tra, và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Các triệu chứng ngộ độc do khoai tây gây ra có thể kéo dài từ 1- 3 ngày, thậm chí có người còn phải nằm viện lâu hơn. Do vậy bạn không nên chủ quan hoặc tự ý điều trị ở nhà.

Để không bị ngộ độc khoai tây, bạn nên:

– Nên lựa chọn mua những củ khoai tây chắc tay, không có mầm.

– Mua ở những địa chỉ uy tín.

– Bảo quản khoai tây ở nơi mát, chỗ tối và khô ráo nếu như chưa ăn ngay.

Không nên ăn những củ khoai tây đã mềm nhũn, hay mọc mầm là điều bạn nên ghi nhớ.

Công dụng của khoai tây mọc mầm

Công dụng của khoai tây mọc mầm

Những củ khoai tây mọc mầm không tốt đối với con người, tuy nhiên bạn không nên vứt đi, mà vẫn có thể tận dụng vào một số việc rất có ích như:

– Loại bỏ vết dầu mỡ trên bồn rửa chén, bạn chỉ cần gọt củ khoai tây mọc mầm chà lên bồn rửa chén, chỉ sau ít phút bồn rửa chén nhà bạn sạch như mới.

– Giữ bánh mì tươi và ngon hơn bằng cách cắt hai miếng khoai tây mỏng để dưới đáy hộp đựng bánh mì, sau đó đậy nắp thật chặt thì bánh mì không bị hỏng, mà vẫn giữ được độ tươi ngon.

– Làm sạch vết cặn ở ấm nước, bình trà chỉ cần cho vỏ khoai tây vào nấu trong 1h, vỏ khoai tây sẽ loại bỏ những chất cặn bám vào đáy ấm.

Trên đây là thông tin đầy đủ liên quan tới khoai tây mọc mầm có ăn được không, chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất!