Home / Sức khỏe / Bệnh đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách chữa trị

Bệnh đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách chữa trị

Một người được côi là mắc bệnh đau thần kinh tọa là khi thường xuyên bị đau nhức khi dây thần kinh tọa chịu kích thích bởi tổn thương cột sống. Dấu hiệu nhận biết là các cơn đau dọc theo nơi mà dây thần kinh tọa đi qua. Nếu không được điều trị thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như liệt chi dưới, mất khả năng vận động tàn phế suốt đời.

Đau thần kinh tọa bản chất của nó là một hội chứng thần kinh với tác nhân chính gây ra thường do bệnh lý về đĩa đệm chèn ép vào các rễ dây thần kinh tọa (60 – 90%). Bệnh hay gặp ở độ tuổi trung niên (35-60 tuổi) và đàn ông có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn phụ nữ.

Bệnh đau dây thần kinh tọa
Hình ảnh minh họa bệnh đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Theo Tây y

  • Thoát vị, phình, lồi đĩa đệm ở vùng thắt lưng là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa thường gặp. Vào năm 1928 các nhà khoa học người Mỹ đã phát hiện ra tác nhân này và được thế giới công nhận là chính xác.
  • Di truyền, dị tật bẩm sinh, tai nạn làm chấn thương cột sống thắt lưng cùng:
    • Bệnh lý bẩm sinh: Gai đôi S1, hẹp ống sống gây áp lực lên dây thần kinh tọa.
    • Trượt đốt sống, bệnh paget, thoái hóa khớp liên cuống gây phì đại cuống đốt sống. Những khối u của xương gây nên viêm nhiễm tại chỗ và ung thư di căn vào cột sống,…
  • Trong ống sống: áp xe ngoài màng cứng, u tủy và màng tủy, chèn ép vào rễ thần kinh hông, viêm màng nhện tủy khu trú.
  • Tác nhân bất thường trên đường đi của dây thần kinh hông to: khối u đáy chậu chèn ép, viêm khớp cùng chậu, đau cơ tháp chậu,…
  • Thói quen sinh hoạt xấu: những chấn thương, va đập gây viêm khớp thoái hóa, kích ứng dây thần kinh.
  • Tư thế làm việc sai phương pháp như việc: ngồi nhiều, ngồi lâu, ngồi sai tư thế,…
  • Chơi thể thao quá sức.
  • Nguyên nhân khác: chỉ xác định được bằng các xét nghiệm, chụp chiếu: phì đại dây chằng vàng, giãn tĩnh mạch quanh rễ, giãn tĩnh mạch màng cứng,…

Theo Đông y

Trong Đông y gọi bệnh đau thần kinh tọa với bệnh danh Tọa cốt phong, Tọa điển phong, Yêu cước thống,… thuộc chứng tý hay thống tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Ly do ngoại nhân: phong nhiệt, phong hàn, thấp nhiệt, kinh mạch ứ trệ, khí huyết không thông gây ra chứng tê bì gân cốt, khớp xương, khó vận động.
  • Bất nội ngoại nhân: chấn thương cột sống làm ứ huyết ở kinh Đởm, Bàng quang. 2 kinh này thuộc kinh dương ở chân, hướng từ mặt xuống, kết thúc là các đầu ngón chân. Khi bị đau thần kinh tọa, các chức năng của Thận và Can có thể bị ảnh hưởng.

Triệu chứng thường gặp

Biểu hiện lâm sàng

Cột sống lưng co cứng vào buổi sáng, hay đi tập tễnh, khi thực hiện động tác cúi, gập, ngửa người sẽ gây đau đớn và gặp rất nhiều khó khăn. Triệu chứng rõ nhất là các cơn đau thắt lưng lan xuống mông, kheo, cẳng chân, bàn chân.

Bệnh nhân thường cảm thấy râm ran kiến bò hoặc tê cứng, đau như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5). Nếu như đau ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1), đau ở hạ bộ, đau khi tiểu tiện, đại tiện, xâm phạm các rễ ở đám rối tại thần kinh đuôi ngựa.

Cận lâm sàng

Để phân biệt bệnh đau thần kinh tọa với một số bệnh khác như viêm, ung thư… người ta tiến hành các xét nghiện chẩn đoán để phát hiện những thay đổi bất thường trong dịch não tủy. (nồng độ protein, calci, phospho…). Áp dụng chụpw X-quang giúp bác sĩ có thể đánh giá được hình thái đĩa đệm cũng như các biểu hiện phát triển với bệnh lý.

5 Triệu chứng đau thần kinh tọa bạn có thể dễ dàng nhận biết

Đau đớn tại vị trí dây thần kinh tọa đi qua

Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh, tuy nhiên mức độ đau rất đa dạng nó phụ thuộc vào từng giai đoạn và vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương.

  • Những cơn đau đớn bất thường xuất hiện ở lưng, mông, đùi, gót chân, bàn chân.
  • Đau dọc từ eo đến ngón chân út là biểu hiện của đau rễ thần kinh L5.
  • Nếu đau dọc phía sau mông với bên ngoài của bàn chân là rễ thần kinh S1 bị tổn thương.
  • Đau trên đầu gối là những thương tổn bởi dây thần kinh tọa trên.
  • Đau từ thắt lưng xuống cẳng chân là những thương tổn củ dây thần kinh tọa phía dưới.
  • Cơn đau được cải thiện rõ ràng khi người bệnh nghỉ ngơi vì khi hoạt động dây thần kinh tọa bị căng ra và chịu áp lực đè nén. Khi ngừng hoạt động thì dây thần kinh tọa được thư giãn và nghỉ ngơi nên cơn đau sẽ không còn nữa.
  • Khi di chuyển qua những đoạn đường ổ gà, ghồ ghề, dốc lên xuống khiến cơn đau thần kinh tọa tăng lên. Hoặc mỗi khi dậm chân mạnh xuống đất sẽ xuất hiện những cơn đau nhó từng đợt.
  • Điểm khác biệt lớn nhất của các triệu chứng thần kinh tọa so với hầu hết các bệnh lý khác là những cơn đau xảy ra ở rất nhiều các vị trí khác nhau.

Cơ cứng cột sống

Chứng cơ cứng cột sống thường xuất hiện khi viêm dây thần kinh tọa khiến cho máu không thể lưu thông được một cách dễ dàng.

  • Buổi sáng sau khi thức dậy là thời gian dễ bị cơ cứng vùng lưng hoặc chân đùi nhất, mất khoảng nửa mới dần giãn ra.
  • Cảm thấy cứng ở vùng thắt lưng đặc biệt là khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

Bị hạn chế vận động

Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào phản ứng của người bệnh khi:

  • Khi cúi người: <90 độ tay của người bệnh không thể chạm đến gót chân và kèm theo cảm giác đau dữ dội ở thắt lưng. Không thể thực hiện được động tác cúi người trên 90 độ.
  • Gập người: Khó khăn khi thực hiện động tác khuân vác bằng lưng.
  • Khi người bệnh nghiêng người sang trái hoặc phải: <45 độ thì phần đùi với mông sẽ chịu những cơn đau nhức dữ dội.
  • Không thể đứng thẳng được: gót chân chỉ cần chạm nhẹ xuống đất là thấy được các dấu hiệu đau dây thần kinh tọa từ chân đến thắt lưng tức thì.

Tư thế di chuyển thay đổi xấu

Đau thần kinh tọa thường chỉ xuất hiện ở một trong hai bên vì tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây chèn ép vào rễ thần kinh. Chính vì sự đau đớn xảy ra ở một bên khi di chuyển sẽ tạo ra một dáng đi khập khiễng xấu.

  • Dáng đi tập tễnh, bên thấp, bên cao
  • Cơ 1 bên hông bị nhão và bắp chân bị xệ xuống
  • Xương chậu có thể bị sưng và lệch hẳn sang 1 bên
  • Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống và mất đường cong sinh lý gây ra teo cơ.

Rễ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng

Dây thần kinh tọa chi phối cảm giác, điều khiển vận động, vì thế khi bị đau thần kinh tọa sẽ khiến cho hệ cơ lưng, đùi cùng với chân của bệnh nhân xuất hiện cảm giác như kiến bò, kèm theo một số rối loạn sau:

  • Giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Rối loạn khả năng tiết mồ hôi.
  • Dinh dưỡng da không được cung cấp đầy đủ.
  • Teo cơ chân, mất cảm giác hai chi dưới.
  • Rối loạn khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện.
  • Cơn đau tùy vào từng thời điểm thể âm ỉ hay đau cấp tính, thường tăng lên khi về đêm.
  • Một số triệu chứng kèm theo: dị cảm, kiến bò, tê nóng, đau rát bỏng như dao chích.

Chẩn đoán

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa bằng cách bác sỹ nội thần kinh sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân làm một số thăm dò cận lâm sàng như:

  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Chụp X-quang cột sống thường quy.
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống.

Dựa vào những hình ảnh thu được mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị bệnh nhân làm thêm một số thăm dò chuyên sâu khác để kiếm tìm nguyên nhân gây bệnh như: xét nghịệm máu tìm phản ứng viêm, điện cơ, chọc dịch não tủy…

Chữa trị đau dây thần kinh tọa

Tây y

● Thuốc Tây

Lưu ý khi sử dụng những loại thuốc tân dược để điều trị đau thần kinh tọa cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Dược phẩm nguồn gốc rõ ràng.
  • Hạn sử dụng cụ thể.
  • Có tem kiểm định của Bộ Y Tế.
  • Cách sử dụng và liều lượng theo sự kê đơn của bác sĩ.

Một số nhóm thuốc tây thường được sử dụng để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa:

  • Thuốc giảm đau: Dialtavi, Paracetamol, opioid,…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mycocalm…
  • Loại thuốc chống viêm không steroid: meloxicam, diclofenac, naproxen,… dùng dạng tiêm ở giai đoạn cấp tính, có thể thay thế bằng đường uống trong một số trường hợp cụ thể.
  • Thuốc galatamine: Đây là loại thuốc có công dụng tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh ngoại vi.
  • Nhóm thuốc chứa narcotic.
  • Thuốc kháng viêm corticoid…

Thông thường các loại thuốc trên có hạn sử dụng khoảng 36 tháng tính từ ngày sản xuất (bạn có thể xem trên bao bì).

● Liệu pháp Tây y khác

  • Dùng thực phẩm chức năng
  • Chữa trị bằng tia laser,…

● Phẫu thuật

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp phẫu thuật có thể được các bác sĩ xem xét áp dụng đối với các trường hợp:

  • Người bệnh dùng thuốc không có tác dụng.
  • Bệnh nhân được điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa 3 – 6 tháng mà không thấy hiệu quả.
  • Bệnh nhân bị liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn,…

Những phương pháp phẫu thuật đau thần kinh tọa được áp dụng rộng rãi như:

  • Mổ cắt đĩa sống vi phẫu.
  • Phẫu thuật mổ hở.
  • Phẫu thuật lấy khối thoát vị thông qua một số thiết bị nội soi hiện đại,…
  • Phẫu thuật Mini – COD.

Điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y

● Vật lý trị liệu

Tùy theo ở mức độ đau thần kinh tọa khác nhau mà áp dụng sẽ có tác dụng riêng:

Giai đoạn khởi phát bệnh sẽ thực hiện:

  • Xoa bóp
  • Mát xa.
  • Châm cứu.
  • Bấm huyệt.
  • Chườm nóng.
  • Chườm lạnh.
  • Tắm bùn suối khoáng.

Giai đoạn đau thần kinh tọa nặng hơn:

  • Điều trị bằng diện chẩn.
  • Điện châm.
  • Xung điện.
  • Sóng cao tần,…

● Bài thuốc trị đau thần kinh tọa từ cây thuốc nam

Những bài thuốc dân gian, áp dụng những thảo dược được mọc tự nhiên hoặc được trồng trong vườn nhà như:

  • Lá lốt.
  • Ngải cứu.
  • Đinh lăng.
  • Cà gai leo.
  • Cỏ xước.
  • Mướp đắng.
  • Sài đất.
  • Sâm ngọc linh.
  • Thiên niên kiện,…

Ngoài những bài thuốc từ cây thuốc nam trị đau thần kinh tọa trên, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các bài thuốc cổ phương như:

  • Thân thống trục ứ thang.
  • Hữu quy hoàn gia giảm.
  • Độc hoạt tang ký sinh.

Bài tập trị đau thần kinh tọa

Bài tập vặn người trên thảm

  1. Nằm ngửa trên thảm.
  2. 2 tay dang rộng bằng vai.
  3. Cơ thể nằm trên đường thẳng.
  4. Co 2 đầu gối sang trái.
  5. Lưng giữ thẳng,
  6. Tay không nhấc khỏi mặt sàn.
  7. Giữ tư thế này trong 25 giây.
  8. Đổi bên.

Động tác này có tác dụng giúp dòng máu lưu thông dễ dàng và giảm đau tức thì.

Bài tập kéo giãn lưng

  1. Nằm sấp xuống thảm.
  2. Tỳ người lên khuỷu tay.
  3. Cột sống duỗi dài.
  4. Giữ cho vai đưa ra sau.
  5. Cổ thẳng.
  6. Chống lòng bàn tay xuống mặt đất đồng thời cơ thể cong lưng ra phía sau sao cho thoải mái nhất có thể.
  7. Thở đều và giữ 10 giây.
  8. Áp dụng 5 – 10 lần.

Bài tập có công dụng kéo giãn đồng thời giúp vận động cột sống về phía sau dễ dàng hơn.

Bài tập với ghế

  1. Chân phải đưa lên lòng ghế.
  2. Tay trái áp vào chân phải.
  3. Tay phải chống vào hông.
  4. Xoay thân trên về bên phải.
  5. Giữ tư thế 15 giây và đổi bên.

Động tác này có công dụng giúp cơ lưng giãn ra, cơn đau thần kinh tọa được thuyên giảm rõ rệt vì được giải phóng áp lực chèn ép.

Phòng bệnh

  • Tập thể dục đều đặn giúp củng cố cơ lưng và cơ bụng, chú ý nên tập cân đối hai bên.
  • Tập bơi.
  • Đi xe đạp.
  • Chế độ ăn phong phú gồm đầy đủ canxi và khoáng chất.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu, cà phê và thuốc lá.
  • Vận động viên thể thao: cần khởi động làm nóng các cơ khi bước vào bài tập
  • Dân văn phòng: giữ tư thế thẳng lưng khi làm việc, đồng thời mắt nhìn thẳng, vai hơi ngả ra sau. Không ngồi quá lâu, nên thay đổi tư thế thường xuyên, sử dụng để gối phía sau lưng giúp lưng thẳng.
  • Khi đứng thời gian dài: cần có ghế hoặc điểm tì để kê giúp một bên chân cao lên sau đó thực hiện đổi chân.
  • Khi bê đồ: ngồi xổm xuống rồi nhấc đồ, bước 1 chân lên cao và hạ gối thấp xuống giúp cho cột sống được thẳng, nên bê đồ sát vào người.
  • Người làm ông việc lao động chân tay nặng nhọc: điểm tì là đầu gối để cầm dụng cụ lao động như cuốc xẻng rồi thực hiện bước 1 chân lên cao và trùng gối xuống.
  • Khi đi du lịch: không xách đồ lệch 1 bên, đeo balo bằng 2 vai cân đối.
  • Khi nằm dùng đệm cứng, tránh đệm mềm, để gối gác chân khi nằm nghiêng trong khi ngủ và tránh nằm ngửa.
  • Tránh đi giày cao gót.
  • Người béo phì: nên năng vận động và giảm cân.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách chữa trị

ContentsNguyên nhân đau thần kinh tọaTheo Tây yTheo Đông yTriệu chứng thường gặpBiểu hiện lâm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *