Ngày nay khi xu thế sính ngoại ngày càng gia tăng bởi vì chất lượng được đảm bảo rất tốt của nó. Tuy nhiên nếu không có những hiểu biết rõ ràng về sản phẩm thì bạn rất có thể sẽ bị đánh lừa, đặc biệt khi quyết định mua những sản phẩm của nước ngoài, bạn cần phải quan tâm đến hạn sử dụng. Trong bài viết này KCM Đà Nẵng sẽ hướng dẫn cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài ở các nước nổi tiếng như Nhật, Mỹ, Nga, Pháp.
Cách ghi hạn sử dụng của các nước phương Tây
Thời hạn sử dụng của mỹ phẩm được chia thành 2 loại: ngày hết hạn và thời gian bạn có thể sử dụng sản phẩm sau khi mở nắp. Ngoài ra còn có những cụm từ mà bạn nên biết như:
Ngày hết hạn (Expiration date): được kí hiệu là Exp, các sản phẩm mỹ phẩm có thời gian sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ thời hạn sử dụng của mỹ phẩm trên bao bì. Bạn sẽ thấy từ “Best by”, có thể là “Used by” hoặc Exp. Với biểu tượng này, bạn chỉ cần sử dụng sản phẩm trong thời gian sử dụng được ghi lại.
Ngày sản xuất (Manufacture date) được kí hiệu là MFG: là những thông tin về ngày, tháng với năm sản xuất. Nếu sản phẩm có thời hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ không cần phải ghi trên bao bì. Do đó, cách tốt nhất là kiểm tra thông tin thời gian sản xuất (batch code) để lấy thời gian sử dụng.
Cách đọc mã vạch của nước ngoài để tìm hạn sử dụng
Nếu chỉ đọc bằng mắt thường rất khó để đọc mã vạch để tìm được nguồn gốc của sản phẩm. Nhưng cách ghi mã vạch đều được quy ước chung như sau: mã vạch là 2 đến 3 chữ số đầu tiên trong mã vạch là quy ước mặc định là mã quốc gia. Ví dụ như Vương quốc Anh có mã là 50, còn của Việt Nam mã là 893. Phần còn lại chủ yếu là mã của tổ chức sản xuất và mã hàng hóa.
Có 2 loại mã vạch phổ biến nhất là EAN-13 của châu Âu và EAN-8 của châu Á, 2 nhóm này đều có một tiêu chuẩn chung về chiều cao của mã vạch là từ 21,64 mm tới 26,66 mm. Chiều dài của mã vạch được quy định từ 26,73 mm đến 37,29 mm.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm hàng hóa được lắp ráp thường là hàng điện tử sẽ có mã trên 13 chữ số và mã vạch sẽ không tuân theo với chiều cao và chiều dài trên. Ví dụ: những sản phẩm điện thoại di động, chiều dài và rộng của mã vạch ko tuân theo nguyên tắc độ cao ở trên. Quy định mã vạch đối với điện thoại di động có tối đa 15 chữ số với chiều cao của mã vạch nhỏ hơn 10 mm. Thông thường mã vạch sẽ dán bên trong vật dụng để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp và người sử dụng.
Mã vạch của một số nước bạn có thể theo khảo
- 955 GS1 Malaysia
- 930 – 939 GS1 Úc (Australia)
- 899 GS1 Indonesia
- 893 GS1 Việt Nam
- 890 GS1 Ấn Độ (India)
- 885 GS1 Thái Lan (Thailand)
- 880 GS1 Hàn Quốc (South Korea)
- 867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea)
- 888 GS1 Singapore
- 884 GS1 Campuchia (Cambodia)
- 840 – 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain)
- 800 – 839 GS1 Ý (Italy)
- 789 – 790 GS1 Brazil
- 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)
- 690 – 695 GS1 Trung Quốc (China)
- 500 – 509 GS1 Anh Quốc
- 450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan)
- 400 – 440 GS1 Đức (Germany)
- 300 – 379 GS1 Pháp (France)
- 060 – 139 & 030 – 039 & 000 – 019 GS1 Mỹ (United States)