Con rạm (con đam đồng) là gì? Tập tính sinh sống, cách nuôi và những món ăn hấp dẫn

con rạm là gì

Con rạm là một loài động vật giáp xác thuộc họ Portunidae, chúng có hình dáng bên ngoài giống như một con cua nhỏ. Rạm là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao, chúng được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Rạm là con gì?

Rạm là con gì?

Con Rạm hay thường được gọi với một số tên gọi khác như con đam hay rạm đồng được biết đến với danh pháp khoa học đó là Varunidae, là một nhánh thuộc họ cua.

Hình dáng: Con rạm có hình dáng bên ngoài giống như một con cua nhỏ, chúng có thân hình thuôn dài, phần đầu ngực có màu đỏ hoặc nâu, phần bụng có màu trắng và chân có nhiều lông. Con rạm có kích thước trung bình từ 5-10 cm.,

Tập tính sinh sống: Các bạn có thể tìm thấy loại rạm sinh sống nhiều ở những vùng gần biển, đặc biệt là những nơi gần vùng nước lợ.Một trong những sở thích của loại rạm đó là thích sống ở những nơi trũng và có nước. Chính vì thế mà con rạm thường đào hang sinh sống dọc theo các bờ ruộng.

Rạm đào hang thường nông hơn so với cua đồng, chỉ sâu khoảng 3-5cm. Khi nước ngập sâu qua cửa hang rạm thường bò ra ngoài rất nhiều và không chú ẩn trang hang.

Vào mùa sinh sản là rằm hoặc mùng 1 tháng 4-5 âm lịch những con rạm sẽ di chuyển kéo về phía cửa sông, hoặc vùng nước lợ để tiến hành kết đôi và sinh sản tại những địa điểm này. Đến khi rạm cơn lớn khoảng bằng đầu que diêm( theo dân gian gọi rạm con là cốm) chúng bắt đầu di chuyển từ cửa sông trở lại những cánh đồng để sinh sống và tiếp tục vòng tuần hoàn.

Ngoài ra, con rạm cũng có đặc tính hiền lành, không hung hãn như loài cua đồng. Nên các bạn khi lựa chọn rạm để nấu ăn rất ít khi bị chúng cắp phải

Thành phần chứa trong con rạm: Đây được biết đến là loại thực phẩm có chứa rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta nhờ:

Chứa nhiều vitamin: B1, B2, PP

Các khoáng chất: Protid, lipid, Ca, Fe, P

Gạch của rạm cũng chứa hàm lượng chất đạm rất cao

Bí quyết chọn mua rạm ngon

Khi các bà nội chợ ra ngoài chợ để mua rạm thường rất khó để có thể phân biệt giữa con rạm và con cua đồng. Thông thường những con rạm thường có kích thước nhỏ hơn so với cua, vỏ mỏng và khi lật phần bụng lên sẽ có màu trắng ngà hoặc màu vàng.

Theo kinh nghiệm thì các bạn nên lựa chọn những con rạm nhìn khỏe mạnh, bò nhanh và có màu sắc tươi sáng… đây là những con rạm đực nên thường phần thịt sẽ ngọt hơn và chắc hơn so với những con rạm cái.

Tác dụng của rạm (đam đồng)

Sử dụng con rạm trong việc điều trị bệnh

Trong Đông y, rạm được gọi là “mạch nha”. Nó có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khử phong, hoạt huyết, bổ thận, tráng dương. Rạm được sử dụng để điều trị các bệnh sau:

  • Bệnh xương khớp: Rạm có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp tăng cường lưu thông máu, do đó có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp như đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp,…
  • Bệnh thận: Rạm có tác dụng bổ thận, giúp tăng cường chức năng thận. Do đó, rạm được sử dụng để điều trị các bệnh thận như suy thận, sỏi thận, viêm thận,…
  • Bệnh tiêu hóa: Rạm có tác dụng bổ tỳ, giúp tăng cường tiêu hóa. Do đó, rạm được sử dụng để điều trị các bệnh tiêu hóa như ăn uống kém, tiêu hóa kém, táo bón,…
  • Bệnh phụ khoa: Rạm có tác dụng bổ huyết, giúp tăng cường lưu thông máu. Do đó, rạm được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh,…

Sử dụng rạm để chế biến những món ăn ngon

Món ăn từ rạm chẳng phải là đặc sản của bất kỳ vùng miền nào tuy nhiên những món ăn được chế biến từ con rạm luôn cực kỳ cuốn hút bởi đây là loại thực phẩm có chứa nhiều gạch và thịt của của chúng thường béo ngậy. Ngoài ra phần vỏ của rạm khi ăn cũng rất giòn tạo thành hương vị vô cùng khác biệt so với ăn cua hoặc ăn ghẹ

Nếu các bạn chưa biết cách chế biến các món ăn từ con rạm có thể tham khảo một vài món ăn dưới đây

Món ăn rạm rim lá lốt

Món ăn rạm rim lá lốt

Nguyên liệu: 20 con rạm, 1 bó lá lốt, hành khô, ớt, nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu

Thực hiện:

  1. Rửa qua rạm bằng nước sạch, sau đấy tiến hành bóc mai và cắt hết phần đầu chân của con rạm
  2. Các bạn có thể lấy phần gạch và chân con rạm để riêng vì những phần khi xay hoặc giã ra có thể tận dụng để nấu canh
  3. Các loại rau gia vị như hành khô, lá lốt, ớt các bạn cũng rửa sạch và thái ra thành các miếng nhỏ
  4. Tẩm ướp thân con rạm với một chút mắm và một chút hạt tiêu trong khoảng 10 phút
  5. Phi thơm hành khô bằng dầu ăn, sau đấy các bạn đổ con rạm và các loại gia vị vào bên trong đến khi rạm hơi có màu vàng thì đổ thêm một chút nước vào để rim.
  6. Đến khi nước cạn thì các bạn mới đổ lá lốt vào đảo đều tay đến khi phần lá lốt chín thì có thể tắt bếp

Đây là một món ăn dân giã của miền quê việt nam khiến các bạn ăn hoài ma không bao giờ có cảm giác chán, đặc biệt là khi ăn cùng với cơm.

Món canh rau đay nấu rạm

Món canh rau đay nấu rạm

Nguyên liệu: 1 bó rau đay, 20 con rạm, 1 trái mướp thơm, bột canh, hạt nêm

Thực hiện:

  1. Rửa sạch các nguyên liệu như con rạm, rau đay và trái mướp bằng nước, gọt vỏ quả mướp và thái ngang thành các miếng nhỏ
  2. Rạm các bạn lột phần mai, tách lấy gạch. Sau đấy bỏ phần thân và mai cùng với một chút nước vào trong máy xay, sau đấy đổ ra lọc lấy phần nước.
  3. Đổ phần nước vừa lọc và phần gạch con ram tách ra lúc đầu vào một chiếc nồi cho lên bếp để đun nhỏ lửa. Tay khuấy đều chậm theo 1 chiều để gạch đóng lại thành từng cục
  4. Cho phần rau đay và mướp vào bên trong đun đến khi nào rau chín là chúng ta đã hoàn thành xong món canh rạm rau đay.

Đây là món canh được rất nhiều người yêu thích, trong bữa cơm nếu xuất hiện món canh rạm rau đay kèm theo một vài quả cà muối thì không thể chê vào đâu được

Món ăn Rạm rang với mẻ

Nguyên liệu: 20 con rạm, mẻ xay, riềng xay, mắm tôm, tỏi băm, ớt, dầu ăn

Thực hiện:

  1. Mẻ các bạn đem lọc sạch bằng vỉ lọc. Con Rạm cũng được đem đi rửa sạch sau đấy tách phần vỏ lấy gạch và cắt bỏ bớt phần chân.
  2. Ướp rạm cùng với một chút nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, ớt và tỏi băm trong khoảng thời gian 20 phút để gia vị có thể ngấm đều
  3. Đặt chảo lên bếp sau đấy cho thêm một chút dầu ăn và tỏi vào phi thơm lên thì cho phần rạm đã được tẩm ướp vào đảo đều đến khi rạm bắt đầu chín vàng thì tiếp tục cho mẻ và mắm tôm vào để đảo tiếp đến khi mẻ săn lại bám chặt vào con rạm thì các bạn có thể tắt bếp

Đây được xem là món nhậu mà các anh em vô cùng yêu thích, vị thơm ngọt của thịt rạm kết hợp với vị hơi chua chua của mẻ khiến đây là món ăn cực kỳ cuốn hút.

Làm giàu từ mô hình nuôi con rạm

Ngày nay khi nhu cầu về việc sử dụng con rạm trang chế biến các món ăn ngày càng cao, cùng với đó là môi trường tự nhiên của loại sinh vật giáp sát này ngày càng bị thu hẹp, khiến giá của những con rạm cũng ngày càng được tăng lên.

Nhận thấy được những tiềm năng kinh tế vô cùng to lớn từ những con rạm mà hiện nay rất nhiều người nông dân trồng lúa xung quanh các vùng nước lợ đã lựa chọn nuôi loại động vật giáp sát này. Bằng cách sau khi trải qua mùa gặt, các gốc rạ sẽ là nơi lý tưởng để các con rạm chú ẩn sinh sôi và phát triển.

Kỹ thuật nuôi con rạm

Kỹ thuật nuôi con rạm

Để chuẩn bị cho môi trường thích hợp nhất khi nuôi rạm thì sau mỗi mùa gặt lúa các bạn bắt đầu

  1. Cải tạo ruộng và ao nuôi bằng cách hút cạn toàn bộ phần nước từ trong ruộng ra khỏi bên ngoài.
  2. Rắc vôi bột lên toàn bộ bề mặt ruộng với tỷ lệ 10kg/100 m2.
  3. Phơi phần ruộng ruộng trong khoảng thời gian từ 3-4 ngày
  4. Các bạn nên đắp mặt ruộng có chỗ cao, thấp khác nhau vì khi con rạm lột vỏ chúng thường thích di chuyển lên những vị trí có mực nước thấp, sau đấy quay trở lại những nơi bí mật nhiều hang hốc để ẩn náu.
  5. Bơm nước từ bên ngoài vào trong ruộng( lưu ý: các bạn nên sử dụng lọc để tránh hiện tượng các loại cá từ môi trường bên ngoài có thể vào bên trọng ruộng sau này chúng sẽ tấn công những con rạm. Đến khi nước đạt được độ cao từ khoảng 0,3-0,6m là có thể tạm đủ điều kiện.
  6. Sử dụng phân bón gây màu nước với tỷ lệ 30kg/100m2
  7. Sau khi tiến hành xử lý ruộng, tạo môi trường thuận lợi cho con rạm sinh sống và phát triển thì các bạn có thể tiến hành thả những con rạm giống và trong ruộng. Con rạm giống này các bạn có thể hỏi mua của những người đơm lờ vùng của sông.
  8. Nên thả con rạm giống vào thời điểm mát mẻ như sáng sớm là thích hợp nhất. Mật độ thích hợp để rạm sinh sống và phát triển là 20 cá thể/ m2.

Cách chăm sóc rạm nuôi

Nếu như nắm bắt một chút về kiến thức về loại động vật giáp xác này thì sẽ rất là dễ nuôi chúng và không phải mất quá nhiều công sức cũng như là thời gian.

Các bạn có thể tận dụng các loại cá nhỏ hoặc các loại ốc sau đó đem về xay nhỏ, trộn với một chút men vi sinh ủ trong khoảng 3 ngày. Sau đấy đem thức ăn này rải đều khắp mặt ruộng, con rạm khi ngửi thấy mùi thức ăn sẽ tự bò ra ngoài để ăn. Nên cho rạm ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều muộn.

Các bạn cũng cần phải chú ý tới môi trường sinh sống của những con rạm bằng cách theo dõi sát sao nồng độ pH trong nước. Để ổn định được vấn đề này các bạn nên tiến hành 1 tháng/ 2 lần bón vôi bột và phân ủ chuồng mục

Các bạn cũng phải thường xuyên kiểm tra xung quanh bờ ruộng xem có chỗ nào bị thủng hoặc có cá lớn hay không, để tránh thất thoát trong thời gian nuôi rạm

Thời điểm thu hoạch rạm

Thời điểm thu hoạch con rạm

Thông thường sau khoảng thời gian 4-5 tháng thì những con rạm đã phát triển được đến kích thước tối đa khoảng 40-50 con/kg lúc này các bạn có thể tiến hành thu hoạch.

Nên thu hoạch rạm trong khoảng thời gian ngày rằm hoặc ngày mùng 1 vì thời điểm này rạm thường có nhiều gạch và thịt chắc, thơm

Với giá cả ngoài thị trường hiện tại giao động trong khoảng 100.000 – 150.000 VND/ kg hứa hẹn đây là cách cải thiện kinh tế rất tốt đối với những bà con làm ruộng ở khu vực nước lợ, cửa sông…

Đây là bài viết tổng quan thông tin về con rạm. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về loại động vật giáp sát nhỏ bé nhưng cực kỳ nhiều hữu ích này.

Có thể bạn quan tâm: